Điêu khắc gỗ có mặt rộng rãi trên toàn thế giới với nhiều phong cách và biến thể khác nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nghề điêu khắc gỗ được coi là một công việc dân giã mang tính cổ truyền lâu đời.
Qua nhiều thế hệ người thợ thì rất nhiều kinh nghiệm được truyền lại để mang nét đẹp tinh hoa của ngành điêu khắc phát triển như ngày nay. Chúng ta cùng tìm hiểu để làm ra một tác phẩm nghệ thuật đẹp và có hồn thì người nghệ nhân phải trải qua những công đoạn nào?
1.Lựa chọn loại gỗ cho phù hợp với tác phẩm
Để có một tác phẩm đẹp thì công đoạn đầu tiên cũng là quan trọng nhất đó chính là chọn gỗ. Người thợ phải lựa chọn chất liệu gỗ sao cho phù hợp để toát lên được cái hồn của tác phẩm. Những loại gỗ sẽ có đặc điểm khác nhau và đem lại những vẻ đẹp riêng biệt.
Phải kể đến những loại gỗ hay dùng như:
Gỗ Sưa vừa cứng vừa dẻo, thường có màu đỏ vàng vân rất đẹp, đặc biệt mùi thơm mất thoảng hương trầm
Gỗ Trắc thuộc loại rất cứng và nặng, thớ gỗ mịn mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu xua đuổi được côn trùng. Có 3 loại chính là trắc đỏ, trắc vàng và trắc đen
Gỗ Cẩm là loại gỗ có họ hàng đông như: cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ, cẩm sừng… Đây là loại gỗ cứng và chắc, thân gỗ nhiều đường vân nhỏ mảnh chạy khắp. Gỗ cẩm ít mối mọt hay nứt nẻ và có mùi như tre ngâm nước lâu ngày.
Gỗ Mun có vân gỗ là những hoa văn sọc trắng và đen hòa quyện, chất gỗ nặng cứng, chống được mối mọt.
Gỗ Gụ có thớ thẳng, vân đẹp mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển lâu sẫm. Thuộc dòng gỗ quý dễ đánh bóng, không mối mọt ít cong vênh.
2. Lựa chọn mẫu điêu khắc
Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của người sử dụng thì những mẫu điêu khắc sẽ được lựa chọn. Những mẫu điêu khắc sẽ được lựa chọn thông qua mong muốn của gia chủ để có thể đem lại những giá trị tâm linh cũng như vẻ đẹp cho ngôi nhà của họ. Những mẫu điêu khắc được ưa chuộng như tượng gỗ, tranh gỗ, ….
Tượng gỗ để mang lại may mắn cũng như tránh những điều cấm kỵ gây ảnh hưởng đến gia đình và bản thân người thờ tượng.
Tranh gỗ có giá trị trang trí không gian và đem lại ý nghĩa phong thủy riêng như: tranh tứ quý, tranh mã đáo thành công, tranh thuận buồm xuôi gió,…
3. Tạo dáng cho tác phẩm điêu khắc
Để tạo dáng cho một tác phẩm thì người thợ phải thực hiện trình tự theo 2 bước.
Bước 1: Phá gỗ tạo dáng
Đây là bước phác thảo ra hình dáng thô của tác phẩm. Thường được người thợ sử dụng bằng máy cưa và máy tiện cầm tay. Ở bước này chúng ta có thể thấy được hình dáng của sản phẩm nhưng chưa nhận diện được chi tiết.
Bước 2: Phá dáng – phá khối chi tiết tác phẩm
Khi tiến hành phá dáng chi tiết thì chúng ta có thể thấy được những điểm mờ, góc cạnh của sản phẩm nhưng chưa rõ ràng. Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng người thợ sẽ thấy được tổng quan và thần thái của tác phẩm để điều chỉnh những thiếu sót.
4. Đục chi tiết
Đục chi tiết chính là điểm gần cuối của quy trình điêu khắc. Bước này cho phép người thợ có thể loại bỏ những chi tiết thừa, tạo hình sắc nét những điểm đặc biệt. Với người nghệ nhân tay nghề càng cao thì những chi tiết càng tinh xảo. Yêu cầu một tay nghề tỉ mỉ và khéo léo.
5. Hoàn thiện tác phẩm
Tác phẩm hoàn thiện còn thô ráp nên cần thêm một công đoạn để hoàn thiện. Việc đánh bóng sẽ giúp bề mặt sản phẩm được láng mịn, có độ hoàn thiện cao hơn và đẹp hơn. Công việc này thường được sử dụng bằng giấy ráp và sử dụng thủ công bằng tay hoặc máy cầm tay.
Sau khi đánh bóng thì còn 1 công đoạn cuối cùng đó chính là sơn màu. Tùy thuộc vào loại gỗ mà người thợ có thể sơn phủ màu hoặc sơn bóng để đem lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài có tác dụng làm đẹp thì lớp sơn còn có thể bảo quản gỗ khỏi mối mọt nấm mốc, gia tăng tuổi thọ cho tác phẩm.
Để có một tác phẩm điêu khắc đẹp thì người nghệ nhân phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nếu một tác phẩm đẹp và chi tiết thì có thể tốn 3 đến 4 tháng. Vì vậy những tác phẩm điêu khắc gỗ có giá trị rất lớn về vật chất cũng như tinh thần. Hiện nay có rất nhiều công nghệ máy móc CNC có thể điêu khắc những chi tiết tinh xảo nhưng không thể thay thế được bàn tay người thợ mộc. Chỉ có người nghệ nhân mới có thể thôi được cái hồn để đem lại giá trị tinh hóa văn hóa và tâm linh cho mỗi sản phẩm, điều mà không máy móc nào có thể làm được.
Khi nói đến việc viết nhanh các bài báo học thuật, việc sử dụng các công cụ phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể. Có nhiều công cụ khác nhau, bao gồm phần mềm quản lý trích dẫn, trình kiểm tra ngữ pháp như Papertyper.net và trình phát hiện đạo văn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là những công cụ này chỉ là công cụ hỗ trợ nên chúng yêu cầu các kỹ năng viết cần thiết để tạo ra tác phẩm học thuật chất lượng cao. Cuối cùng, giống như một tác phẩm điêu khắc bằng gỗ đòi hỏi sự khéo léo của một nghệ nhân, bài viết học thuật đòi hỏi kỹ năng và nỗ lực của người viết.
Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết !