Máy khoan cầm tay là công cụ thông dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Với nghề gỗ, máy khoan giúp người thợ mộc giảm thiểu khá nhiều công sức từ việc khoan lỗ, bắt vít, lắp đặt đến công đoạn tạo hình cho sản phẩm…
Bởi máy khoan cầm tay có nhiều chức năng hỗ trợ nhiều công việc nên ai cũng muốn sở hữu cho mình một cái, kể cả những hộ gia đình. Họ mua máy khoan để tự làm những đồ dùng trong nhà mình. Chính vì thế, trên thị trường hiện này có rất nhiều thương hiệu mẫu mã khác nhau. Làm sao để lựa chọn được một mẫu máy khoan cần tay nào tốt nhất là một vấn đề nan giải. Nếu mua phải loại máy khoan không chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ rất mau hỏng. Vì đây là một thiết bị điện cơ nên thông thường có cấu tạo rất phức tạp. Bạn cần phải tìm hiểu qua rất nhiều thông tin rồi so sánh, đánh giá và sử dụng thử chúng thì mới biết được.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những điểm cơ bản nhất về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy khoan cầm tay để bạn hiểu và chọn được chiếc máy khoan chất lượng cho mình.
1. Máy khoan cầm tay là gì?
Máy khoan cầm tay là một thiết bị hỗ trợ hiện đại giúp người lao động đỡ phải tốn nhiều công sức. Chỉ cần bấm nút ngay bệ tay cầm là có thể thao thác công việc một cách đơn giản. Thường sử dụng nhiều trong những ngành công nghiệp, sản xuất hoặc chế tạo. Bạn cũng có thể bắt gặp máy khoan cầm tay ở trong gia đình, nó giúp công việc khoan tường, bắt vít trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Chúng thường có thiết kế gọn nhẹ, vỏ nhựa, có bệ cầm tay và một đầu mũi khoan. Nhìn bên ngoài máy khoan trông khá đơn giản nhưng bên trong là một cấu tạo khá phức tạp gồm nhiều chi tiết máy gộp lại.
Cấu tạo của máy khoan cầm tay
Để giúp bạn dễ dàng nhận biết được cấu tạo cơ bản của một chiếc máy khoan cầm tay. Chúng tôi đánh đấu các vị trí từ 1 đến 10 trên hình bên dưới và ghi chú lại từng bộ phận.
1 – Nguồn điện cấp cho máy khoan 110V (220V).
2 – Tay cầm của máy khoan.
3 – Núm chỉnh tốc độ.
3.1 – Nút khóa khoan liên tục khi bỏ tay bấm.
4 – Nút bấm khởi động khoan.
4.1 – Tay gạt chuyển chiều quay của khoan.
5 –Tay cầm trợ lực khi khoan.
6 – Thước đo độ sâu lỗ khoan.
7 – Đầu kẹp mũi khoan.
8 – Chuyển chế độ chỉ khoan (dùng khoan gỗ, sắt) và khoan va đập (dùng khi khoan tường).
9 – Thân máy khoan bằng nhựa (chứa động cơ và cơ cấu chuyền động) có in chỉ dẫn Hãng và model máy.
10 – Mũi khoan.
Nguyên lý hoạt động
Về cơ bản, máy khoan là một thiết bị động cơ điện điển hình, nên có nguyên lý hoạt động dựa theo nguyên lý điện từ. Tức là động cơ điện của máy khoan sẽ được truyền một nguồn điện, từ đó tạo ra từ trường, gián tiếp truyền động lực tới trục trung gian, rồi tới phần mũi khoan, bắt đầu một hoạt động khoan.
Máy khoan còn được thiết kế thêm bộ phận thoát khí để tận dụng được động lực truyền từ động cơ tới trục khoan, giúp cho máy luôn được giữ mát, thời gian sử dụng lâu bền hơn.