Điêu khắc tượng gỗ là một nghề thủ công và mang tính chất cổ truyền lâu đời, vừa thực tế vừa mang giá trị nghệ thuật. Điêu khắc đòi hỏi người thợ phải có năng khiếu cùng sự đam mê kiên trì. Cùng Tìm hiểu cách điêu khắc tượng gỗ qua bài viết dưới đây nhé!
Cách điêu khắc tượng gỗ
Bước 1: Hình thành ý tưởng, chọn mẫu, phác thảo ảnh mẫu
Trước tiên là hình thành ý tưởng, bức tượng dùng để làm gì? Sẽ có hình dạng như thế nào?
Bước 2: Chọn gỗ nguyên liệu để điêu khắc
Đây là bước quan trọng để tạo ra được tác phẩm đẹp, thẩm mỹ.
Sau khi hình thành ý tưởng thì tiến hành lựa chọn chất gỗ cho sản phẩm. Màu gỗ nào sẽ phù hợp với bức tượng. Từ đó nghệ nhân có thể xác định sản phẩm cần những gì?
Các loại gỗ thường được dùng trong điêu khắc gỗ là gỗ Mun, gỗ Hương, gỗ Sưa, gỗ Chò,….
Bước 3: Phá gỗ tạo dáng tượng điêu khắc
Phá gỗ tạo dáng tượng là bước phác thảo hình dáng thô của tượng bằng cưa và máy tiện cầm tay.
Ở bước phá gỗ tạo dáng tượng này chúng ta chỉ có thể nhìn thấy hình dáng tượng ở mức biết được đây là tượng đứng hay ngồi, nằm, chưa nhận diện được gương mặt, tướng tay chân và trang phục.
Bước 4: Phá dáng – phá khối chi tiết điêu khắc tượng
Khi tiến hành phá dáng chi tiết những điểm mờ của pho tượng mà chúng ta chưa nhìn thấy sẽ dần hiện rõ. Mặc dù tượng chưa hoàn thiện, người nghệ nhân phải quan sát chưa biết được tổng quan, thần thái của pho tượng để cảm nhận những thiếu sót. Nhìn chung ở bước này hình dáng tượng đã gần hoàn thiện nhưng chưa sắc xảo, ở một số vị trí chưa loại bỏ được phần gỗ thừa.
Bước 5: Đục chi tiết và điểm nhãn
Đục chi tiết nằm gần cuối quy trình điêu khắc tượng gỗ vì khâu này cho phép người tạc tượng loại bỏ những phần gỗ. Thợ càng giỏi, đục thủ công càng tỉ mỉ thì sản phẩm tượng gỗ càng sắc xảo. Mỗi người thợ sẽ dùng một bộ đục chuyên dụng để tạo hình bức tượng hoàn thiện hơn.
Nếu là tượng chân dung, tượng Phật thì cần thực hiện điểm nhãn (mắt) là khâu rất quan trọng trong quy trình điêu khắc tượng chân dung. Vì đôi mắt là linh hồn của pho tượng. Sau khi điểm nhãn pho tượng coi như đã được hoàn thành ở khâu tạc tượng. Chỉ còn chờ đến công đoạn hoàn thiện tượng gỗ.
Bước 6: Hoàn thiện tượng
– Làm mịn tượng
Tượng gỗ sẽ đẹp và hoàn hảo hơn khi được làm mịn và phủ sơn. So với các bước khác khâu làm mịn được tiến hành trong thời gian ngắn hơn. Những nghệ nhân điêu khắc sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để mài mịn bề mặt tượng.
– Phủ sơn bảo vệ
Sau đó là phủ lên một lớp sơn bảo vệ, nên chọn loại sơn có chất lượng tốt để sản phẩm tượng gỗ lên màu đẹp, thấy rõ đường vân gỗ.
Nghệ thuật Điêu khắc tượng gỗ là một quy trình kỳ công, tỉ mỉ nhằm cho ra đời những sản phẩm chất lượng phục vụ đời sống, trang trí, tâm linh của con người.
Trên đây là cách điêu khắc tượng gỗ theo một quy trình khái quát. Bạn có thể tham khảo nếu muốn tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ.
Xem thêm: MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐIÊU KHẮC GỖ TẠO NÊN TUYỆT TÁC CHO CÁC BÁC THỢ MỘC